Tã giấy khác bỉm như thế nào? Phân biệt ít mẹ nắm rõ

Tã giấy khác bỉm như thế nào? Đây là câu hỏi của khá nhiều mẹ bỉm được nhắc tới trên mạng. Phần lớn đều không phân biệt được tã giấy và bỉm? Bài viết này của Blogbecon sẽ giúp mẹ phân biệt dễ dàng 2 loại sản phẩm này nhé.

Sự khác nhau giữa tã giấy và bỉm là gì?

Về công dụng, tã giấy và bỉm không khác nhau nhiều. Tã giấy và bỉm đều được sử dụng cho người mặc với mục đích đi vệ sinh không cần tới nhà vệ sinh. Sử dụng tã giấy và bỉm sẽ ngăn ngừa chất thải lọt ra ngoài bởi cấu trúc kín và thấm hút của tã giấy và bỉm.

Để giúp các mẹ có thể phân biệt tã giấy và bỉm, Diệu Ly sẽ giải thích khái niệm của từng loại.

Khái niệm giấy là gì

Tã giấy hay miếng lót sơ sinh dùng cho trẻ sơ sinh. Thường được ghi với tên Newborn. Đây là loại sản phẩm mềm mại và thấm hút tốt. Loại tã giấy này phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh khi mới ra đời. Tã giấy dùng một lần giúp thấm hút nước tiểu và phân của trẻ dễ dàng.

Tã giấy được làm từ nhiều lớp bông nén chặt lại. Được thiết kế có mặt dính để kết nối các phần với nhau nhằm tạo ra sự tiện lợi khi sử dụng cho trẻ.

Tã giấy và bỉm khác nhau như thế nào
Tã giấy và bỉm khác nhau như thế nào

Tùy vào độ tuổi của bé mà lựa chọn tã giấy cho phù hợp. Một chiếc tã giấy dùng được 3 – 4 tiếng và có thể cho bé tiểu 2 -3 lần. Tã giấy thường được dùng trong khoảng thời gian ngắn nên các mẹ chú ý chỉ mua đủ dùng trong thời gian ngắn.

Nhiều loại bỉm hiện nay được thiết kế chống tràn với nhiều hương thơm tươi mát phù hợp với trẻ sơ sinh.

Khái niệm bỉm là gì

Bỉm khác tã giấy ở cấu tạo và độ thấm hút. Bỉm có 3 lớp, lớp ngoài cùng tiếp xúc với da bé nên mềm mại và dễ chịu nhất. Ngoài ra còn có lớp thấm hút nước. Hiện nay, bỉm được tích hợp hạt SAP là công nghệ thấm hút giữ chất lỏng tuyệt đối trong các loại bỉm. Bởi vậy, bỉm có khả năng thấm hút tốt hơn tã giấy và được sử dụng với các bé lớn.

Bỉm có thể chịu được 4 -5 lần tiểu vì vậy được sử dụng nhiều hơn ban đêm. Với lượng nước thấm hút nhiều, đây là một trong nhiều đồ dùng cho bé không thể thiếu được của các mẹ. Trên thị trường có nhiều thương hiệu bỉm nổi tiếng như Pampers, Moony, Merries, … Mỗi loại đều được nhà sản xuất thiết kế phù hợp với bé.

Tã giấy và bỉm

Bé nhà mình phải qua 2 lần bỉm mới chọn ra thương hiệu bỉm phù hợp. Điều này mẹ có thể thấy qua phản ứng của bé khi dùng bỉm. Bé thấy thoải mái vui đùa, không vướng víu và khó chịu khi ngủ là được. Hiện tại mình đang sử dụng bỉm Nanu cho bé vào ban ngày và bỉm Moony vào ban đêm

NGoài ra một số người cho rằng bỉm và tã giấy khác nhau theo tên gọi vùng miền. Sự khác nhau giữa cách gọi miền Nam và Bắc cũng là yếu tố giải thích tại sao lại gọi như vậy.

Thời điểm sử dụng bỉm và tã giấy

Tã giấy thương được lựa chọn để sử dụng cho bé sau khi sinh đến vài ngày. Trong 3 ngày đầu, bé đi phân su màu đen cho tới khi bé được 1 -2 tháng là giai đoạn bé đi vệ sinh nhiều hơn. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng tã giấy cho bé trong giai đoạn này. Bởi tần suất đi nhiều thfi tã giấy là phù hợp.

Càng lên những giai đoạn sau này, khi hệ tiêu hóa đang dần phát triển, bé sẽ đi tiêu ít dần. Mẹ có thể dùng bỉm sử dụng cho con. Nhưng size bỉm nên được cân đối bởi bé lớn rất nhanh vì vậy, mẹ tránh mua quá nhiều để tích trữ.

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà mẹ lựa chọn bỉm và tã giấy phù hợp với bé. Mùa hè nên chọn loại tã giấy thoáng mát, thấm hút tốt để tránh bé bị hăm. Ngược lại, mùa đông nên chọn bỉm để con được ấm áp hơn tránh phải thay tã nhiều lần con bị lạnh.

Thời điểm sử dụng tã giấy và bỉm
Thời điểm sử dụng tã giấy và bỉm

Về thương hiệu bỉm mẹ có thể lựa chọn các thương hiệu bỉm của Nhật Bản. Theo mình đây là loại bỉm tốt phù hợp với trẻ châu Á với nhiều công dụng và mức độ thấm hút tốt.

Một số lưu ý khi dùng tã giấy và bỉm cho bé.

Sử dụng bỉm tã nhiều có thể khiến bé bị hăm. Tình trạng này thường xuyên xảy ra khi da của bé còn yếu đã phải tiếp xúc với bỉm và tã guấy. Ngoài ra lượng phân kẹt lại trong tã, bỉm gây kích ứng da và sưng đỏ.

Một lưu ý mà mọi quốc gia đang ưu tiên lưu ý với các mẹ bỉm sữa. Khi bé lớn mẹ nên hạn chế lượng bỉm tiêu thụ bởi đây là sản phẩm dùng 1 lần. Đây là yếu tố tạo ra lượng rác thải cho môi trường. Ngoài ra việc tiêu hao quá nhiều nguyên liệu để sản xuất bỉm cũng lãng phí tài nguyên.

Các bé có độ tuổi từu 6 8 tháng có thể giảm thiểu lượng bỉm bằng việc mặc quần hoặc dùng tã có thể sử dụng nhiều lần. Vừa tiết kiệm, thoáng khí cho bé lại an toàn với môi trường. Mẹ chỉ nhọc là phải giặt đồ hơi nhiều.

Hi vọng bài viết của mình đã phần nào giúp các mẹ hiểu thêm về tã giấy khác bỉm như thế nào? Các mẹ có câu hỏi nào có thể liên hệ với mình nhé.