Trẻ mấy tháng biết ngồi? 3 Lưu ý quan trọng giúp bé tập ngồi “chuẩn”

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Đây là câu hỏi khá nhiều mẹ thắc mắc khi chăm sóc con nhỏ. Bài viết này của Blogbecon sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi này.

Với những ngươi làm cha mẹ như Diệu Ly đây, lại là lần đầu còn bỡ ngỡ, cái gì cũng phải search mạng, tìm hiểu. Việc thắc mắc những câu hỏi như này cũng là lẽ thường. Sau vài năm chăm con nhỏ, mình đã có thể chia sẻ và trả lời giúp các bạn câu hỏi này. Cùng tham khảo bài viết trong chuyên mục kiến thức mẹ bé dưới đây để hiểu thêm về sự phát triển ở giai đoạn này của trẻ.

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Theo kinh nghiệm của ông cha truyền lại, 3 tháng lẫy, bảy tháng bò, chín tháng lò dò biết đi. Mặc dù biết rằng đây là kiến thức dân gian được đúc kết từ ông bà ta nhưng thực sự điều này cũng không hề sai. Tuy nhiên xã hôi hiện đại kéo theo đó nhiều em bé cũng có những mốc phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện. Một số điều kiện như dinh dưỡng, gen di truyền…

Khi nào trẻ biết ngồi
Khi nào trẻ biết ngồi

Nhiều mẹ khi thấy con chậm bò, chậm ngồi đều cảm thấy lo lắng. Cũng phải thôi vì tâm lý ba mẹ lúc nào cũng vậy. Nhiều trường hợp cũng là dấu hiệu mẹ cần chú ý quan tâm tới bé.

Theo như mẹ sưu tầm được thì xương của bé đã cứng cáp, cơ cổ khỏi mạnh thì mới có thể ngồi được. 4 tháng tuổi là sớm nhất. tới tháng thứ 5- 6 có thể ngồi vững hơn. Đây là tiền đề để giúp bé có thể bước những bước đi chập chững đầu đời cho những tháng tiếp theo.

Sau 8 tháng mà bé chưa thể ngồi? Có cần lo lắng

Đây thắc mắc của nhiều mẹ trên diễn đàn. Như đã nói ở trên thì điuề kiện quyết định tới việc trẻ mấy tháng biết ngồi? Trẻ có thể ngồi bò sớm hơn nhưng cũng có thể ngồi chậm hơn so với các bạn cùng chăng lứa. Mẹ cũng đừng cảm thấy quá áp lực mà lo lắng. Tới lúc nó ngồi được thì lại lo nó chưa bò được? Trăm vạn nỗi lo.

Các chuyên gia cũng bảo rằng, không nên áp dụng bất cứ khung nhất định cho bé. Bởi mỗi bé khác nhau có chế độ dinh dưỡng và đặc điểm cơ thể khác nhau. Nếu cẩn thận tới tháng thứ 8 bé vẫn không thể ngồi được. Mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được tư vấn. Đây là phương án chính xác nhất giúp mẹ giải quyết được nỗi lo của mình

Hướng dẫn cách tập cho bé ngồi đúng “chuẩn”

Để giúp con có thể tập ngồi một cách hiệu quả nhất, mẹ cần nắm vững 3 chú ý quan trọng dưới đây

Về thời điểm cho bé tập ngồi

Thời điểm tập ngồi cho bé tốt nhất là sau khi đã tập lẫy thành thạo. Mẹ chú ý bé trong giai đoạn này bởi bé có thể chống tay, ngẩng người cao đầu lên. Dấu hiệu của hệ cơ xương đã phát triển cứng cáp. Bé có thể tập ngồi ngay sau khi mẹ nhận thấy dấu hiệu này của con.

Các bước cho bé tập ngồi

Để giúp bé tập ngồi thành công mẹ nên rèn con và tập cho bé nằm trên ngựng bụng của mình trước. Bằng việc cho bé ngóc đầu cao, bé giữ một lúc , điều này giúp cơ cổ và hệ cơ xương phát triển tốt hơn. Đây là bước tạo đà cho giai đoạn bé có thể ngồi.

  • Đặt bé dựa vào người, lòng khi bắt đầu tập làm quen với việc ngồi.
  • Mẹ nên cho bé tập trên nệm mềm để tránh những cú ngã xuống nền đất. Xung quanh có thể xếp gối để giảm thiểu trấn động. Mẹ cũng đừng lo lắng mà chèn kín mít cho bé. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, đôi khi bé phải tự mình chống đỡ cơ thể để tập thăng bằng.
  • Tháng thứ 6 -7 bé đã có thể ngồi vững. Mẹ nên khuyến khích bé tập luyện nhoài người ra với bằng việc đặt đồ chơi nhiều màu sắc xung quanh để thu hút sự chú ý của bé. Tạo thuận lợi cho quá trình bò sau này.

Cần lưu ý gì khi cho bé tập ngồi?

Mẹ cần chuẩn bị tâm lý con sẽ mỏi, mệt khi tập. Vì vậy, mẹ không cho con rèn lâu lúc đầu. Chỉ cần 4- 5 phút là đủ. Bé khó chịu mà ngả người ra chứng tỏ bé đã không còn hứng thú với bài tập. Mẹ cho bé nghỉ và làm lại sau khi con đã cảm thấy ổn hơn.

Sốt ruột khi nhìn thấy những đứa trẻ khác đã ngồi là tâm lý của nhiều ông bố bà mẹ nhưng đừng ép bé và bất kỳ khung thời gian nào để tránh áp lực cho cả bản thân và trẻ. Ép ngồi quá sớm khi con chưa chuẩn bị chỉ làm tinh thần của con ảnh hưởng, thậm chí căng thẳng cho bé mỗi khi tập.

  • Luôn quan sát chú ý để hỗ trợ trong thời gian đầu khi bé tập
  • Đảm bảo môi trường an toàn, loại bỏ các chường ngại vật ra khỏi nơi tập, đặc biệt là các đầu nhọn, cạnh cửa tủ…
  • Sau 9 tháng mà bé chưa ngồi được thì nên nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ. Các bác sẽ đưa ra lời khuyên bổ ích cho mẹ khi con chưa thể ngồi và giải pháp để cải thiện tình hình.

Như vậy với những thông tin cung cấp trong bài Thế giới trẻ em Blogbecon hi vọng đã giúp các bố mẹ hiểu thêm vè quá trình học ngồi của bé. Mẹ cũng có thể trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết ngồi của mình rồi chứ. Chúc các mẹ thành công