Wonder weeks là gì? 5 mẹo nhỏ đơn giản mẹ cần để cùng bé vượt qua

Wonder Weeks là gì? Đây là cụm từ quen thuộc với các mẹ bỉm. Hãy cùng Blogbecon khám phá về Wonder Weeks và cách cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này nhé.

Khoảng 2 năm từ lúc bé chào đời, đây là giai đoạn gây “khủng hoảng” nhất của mẹ. Thời gian này bé sẽ có sự thay đổi lớn về nhận thức và bất an về cảm xúc nhưng lại chưa biết cách biểu đạt. Vậy nên các mẹ thường hoang mang lo lắng khi bé trở nên quấy khóc, kén ăn hơn bình thường.

Có hàng trăm triệu lượt tìm kiếm về vấn đề như: Tại sao trẻ khóc, quấy, thay đổi thất thường,… Thế nhưng rất nhiều mẹ không biết, đây chỉ là hiện tượng bình thường và điều cần lúc này là thả lỏng và bên con nhiều hơn.

Nghiên cứu sâu về vấn đề này, nhà khoa học hành vi Plooij và nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục Van de Rijt đã đưa ra khái niệm: Wonder Weeks. Vậy Wonder weeks là gì? Biểu hiện ra sao và làm thế nào để vượt qua nó?

Wonder weeks là gì?

Wonder weeks hay còn được gọi là tuần khủng hoảng: Đây là một thuật ngữ được dùng để mô tả các tuần cụ thể trong cuộc đời của tất cả trẻ sơ sinh (dưới 20 tháng) tương ứng với sự phát triển nhảy vọt về não bộ, tinh thần và thể chất. Từ đó xây dựng nhận thức về thế giới xung quanh và có được các kỹ năng như: lật, bò, ngồi, đi,…

Wonder Weeks là gì?
Wonder Weeks là gì?

Cũng trong khoảng thời gian này, bé thường sẽ cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng và mất cảm giác an toàn. Quá trình này có thể kéo dài từ 1 ngày đến 1 tuần tùy theo, bé sẽ có những biểu hiện bất thường và các bậc cha mẹ cần có những kiến thức nhất định để cùng con vượt qua giai đoạn này.

Thời gian xảy ra Wonder weeks

Theo như Diệu Ly sưu tầm các kiến thức mẹ và bé, có 10 giai đoạn wonder weeks xảy ra khi bé được từ 5 đến 80 tuần tuổi. Mỗi bé sẽ có thời gian bắt đầu và kéo dài khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như: di truyền, giới tính, môi trường,… Thế nhưng về cơ bản, hầu hết sẽ bắt đầu trong những khoảng thời gian như sau:

Giai đoạn 1: Tuần thứ 5

Bước nhảy vọt đầu tiên này không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan và sự trao đổi chất của trẻ mà còn ảnh hưởng đến nhận thức – tức là hệ thần kinh của não. Cơ thể thay đổi: Nhịp thở đều hơn, chảy nước mắt khi khóc và nhìn được vật cách xa 30cm. Các âm thanh có thể nhanh chóng khiến bé chú ý, khứu giác, xúc giác nhanh nhạy hơn. Bé hay cười, miệng phát ra âm thanh khi vui vẻ, hoạt bát và năng động hơn.

Giai đoạn 2: Tuần 8 – 9.

Lúc này, bé đã mở ra một cách mới để hiểu thế giới, bé có thể khám phá những thứ xung quanh và bắt đầu nhận biết các hình dạng khác nhau bằng cách nghe, nhìn, ngửi, sờ và nếm. Có thể tự kiểm soát hành vi của mình trong phạm vi nhỏ như cau mày, phát ra âm thanh a, o, e, m, tập trung ánh mắt,… Khả năng kiểm soát cơ thể, nhìn, nghe tăng. Bé có ý thức phát ra âm thanh để thu hút sự chú ý của mẹ và người khác…

Giai đoạn tuần 8 -9 Wonder Weeks
Giai đoạn tuần 8 -9 Wonder Weeks

Giai đoạn 3: Tuần 12.

Bé bước vào giai đoạn chuyển tiếp mượt mà. Lúc này, bé cũng đã học được nhiều kỹ năng, cử động nhịp nhàng và uyển chuyển hơn, việc điều khiển đầu của bé cũng dễ dàng hơn, tầm nhìn gần bằng người lớn, các phản xạ lúc mới sinh cũng dần mất đi, bé có thể nhìn và nghe một cách có ý thức.

Giai đoạn 4: Tuần 14 – 19

Chủ đề của bước nhảy vọt này là “các sự kiện”. Bé biết rằng nhiều thứ có thể thay đổi, ví dụ như nắm lấy đồ chơi có thể làm cho đồ chơi chuyển động. Sau đó, bé sẽ biết rằng các hành động có thể tạo thành một “sự kiện”, chẳng hạn như: nắm lấy một cái lục lạc, lắc nó, lật nó lại và xem xét, đưa nó vào miệng và nếm nó. Những hành động này tạo thành việc chơi với lục lạc.

Hiểu được quá trình của “sự kiện” là điều cần thiết để bé hiểu được mối liên hệ nhân quả trong thế giới người lớn. Dần dần, bé cũng sẽ hiểu được mối liên hệ nhân quả của sự vật và khả năng dự đoán của một số sự kiện, chẳng hạn như khi lắc cái lục lạc nó sẽ kêu.

Giai đoạn 5: Tuần 22,5 – 26,5

Chủ đề của bước nhảy vọt này là “mối quan hệ”. Bé sẽ thấy rằng có “khoảng cách” giữa hai đối tượng hoặc hai người. Tất nhiên, điều đầu tiên bé nhận thấy là khoảng cách giữa mình và mẹ, khoảng cách này đôi khi tăng lên càng xa và không kiểm soát được nên bé bắt đầu quấy khóc.

Giai đoan tuần WW
Giai đoan tuần WW

Ngoài ra, bé còn khám phá ra các mối quan hệ khác giữa các sự vật, đó là: bên trong, bên ngoài, bên trên, bên cạnh nhau, bên dưới, ở giữa… Lúc này, bé cũng học cách hợp tác bằng hai tay để làm một số việc như: dùng đồ chơi đập tường, vỗ tay, chuyền các vật từ một tay sang người khác hoặc vứt chúng đi.

Giai đoạn 6: Tuần 33,5 – 37,5

Sau thời gian này bé sẽ biết cách “phân loại” mọi thứ trong cuộc sống. Bé bắt đầu hiểu được “mối quan hệ” giữa các sự vật khác nhau, dù là thế giới bên ngoài hay chính cơ thể mình. Bé cũng có thể hiểu và phân loại được người, động vật, thực phẩm,… thành từng loại lớn, sau đó từ từ phân loại nhỏ hơn. Lúc này khả năng ngôn ngữ của bé cũng bắt đầu phát triển vượt bậc. Dù chưa nói được nhưng bé đã có thể hiểu nghĩa của nhiều từ.

Giai đoạn 7: Tuần 41,5 – 46,5

Lúc này, bé dần nhận ra rằng muốn đạt được một mục tiêu nào đó thì cần phải hoàn thành theo một trình tự nhất định. Khi bé muốn thao tác với hai đồ vật, bé sẽ quan sát và suy nghĩ về mối quan hệ giữa hai đồ vật, chẳng hạn như bỏ cái này vào cái kia? Đặt chúng lại với nhau?

TUần Wonder Weeks của bé
TUần Wonder Weeks của bé

Ví dụ: khi bé muốn xếp hai khối, trước tiên bé sẽ lấy một khối để xếp cạnh khối còn lại. Có quá nhiều cơ hội trong đời để bé trải nghiệm theo “trình tự” và mẹ sẽ thấy rằng bé cứ lấy đồ ra và lắp lại mà không biết chán.

Giai đoạn 8: Tuần 50,5 – 54,5

Chủ đề của bước nhảy vọt này là “Chương trình”. Thế giới của trẻ em vẫn còn rất đơn giản, vì vậy chúng rất khó để hiểu “thứ tự” trong việc hiểu “chương trình”, bởi vì thứ tự là cố định, nhưng có hàng ngàn những cách khác nhau để đạt được mục đích của một “chương trình” nhất định.

Ví dụ: Khi ăn, ăn miếng nào trước? Uống nước trước hay sau? Dùng thìa hay tay? Thứ tự của những thứ này có thể khác nhau, nhưng đều là “ăn”, vì vậy, không dễ để bé hiểu khái niệm “chương trình”. Ngoài việc tự học, bé cũng sẽ quan sát hành vi của các thành viên trong gia đình để hiểu biết thêm.

Giai đoạn 9: Tuần 59,5 – 64,5

Chủ đề của bước nhảy vọt này là “Nguyên tắc”. Sau khi quen với những thói quen hàng ngày, bé sẽ tìm cơ hội để cho bạn thấy rằng bé cũng có thể làm được những việc này. Bé bắt đầu thử một số điều mới và bắt đầu nhận ra rằng mọi thứ đang thay đổi.

Wonder Weeks
Wonder Weeks

Đây là giai đoạn rất phức tạp và mang tính quyết định đối với con, vì vậy, cha mẹ phải giúp con thiết lập các nguyên tắc trong giai đoạn quan trọng này. Bé biết yêu cầu bằng giọng nói, sở hữu đồ chơi, bắt chước các hành vi của người lớn, thử đối phó hoặc không nghe lời, có ý tưởng của bản thân, bộc lộ cảm xúc như: không hoặc cho người khác đồ chơi, muốn giúp đỡ người lớn,… Gia đình cần khuyến khích bé khám phá thế giới và phân biệt hành vi đúng/sai cho bé.

Giai đoạn 10: Tuần 70,5 – 75,5

Chủ đề của bước nhảy vọt này là “System” (hệ thống ). Sau khi vượt qua những giới hạn của “chương trình” và bắt đầu hiểu “nguyên tắc” là gì. Bé có thể đánh giá các chương trình trước mặt và tiếp tục thay đổi quy trình giải quyết sự việc. Sự tiến bộ này sẽ được thể hiện ở một số khía cạnh như: thử vận ​​động, bắt chước người khác, lặp lại hành vi hàng ngày, thử nghiệm cảm xúc của bản thân, bắt đầu có kế hoạch, học cách tấn công, thể hiện “có” hoặc “không”, học cách hợp tác, tìm kiếm sự chú ý,…

Biểu hiện của bé trong tuần khủng hoảng

Do thời gian bắt đầu của các bé có sự khác biệt nhất định. Vậy nên bên cạnh việc hiểu được Wonder weeks là gì và được chia thành các giai đoạn nào. Điều quan trọng là mẹ cần biết được các biểu hiện của bé khi bước vào quá trình nhảy vọt về não bộ.

Khi những nhận thức mới tràn vào bé bất ngờ. Chúng khiến bé nhạy cảm hơn, cảm thấy bối rối và hụt hẫng. Vì bé vẫn chưa biết cách đối phó với những thay đổi này, nên chỉ có thể nhờ mẹ giúp đỡ. Tuy nhiên bé không thể diễn đạt thành lời nên sẽ thể hiện bằng bản năng như:

Biểu hiện Wonder Weeks
Biểu hiện Wonder Weeks

Những giai đoạn đầu bé sẽ đột nhiên cáu kỉnh, khóc lóc và khó tính hơn ngày thường. Nhạy cảm và bám dính mẹ hơn bất kể lúc nào khác. Sau đó là ăn không ngon, giấc ngủ thay đổi, thi thoảng mơ thấy ác mộng, ủ rũ hoặc nghịch ngợm, ghen tị,… Các giai đoạn sau, bé có thể càng bám dính mẹ hơn, khóc khi thấy người lạ, thay đổi tâm trạng liên tục khóc lóc, cáu kỉnh, ủ rũ, nổi cơn thịnh nộ, nghịch ngợm,…

Mẹ nên làm gì để cùng bé vượt qua giai đoạn này?

Hãy tìm hiểu kỹ Wonder weeks là gì, các biểu hiện trong từng giai đoạn của bé. Chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt và tinh thần bình tĩnh để bên bé cùng vượt qua giai đoạn này.

Đối với sự nhạy cảm của bé mẹ nên quan tâm và dành thời gian bên bé nhiều hơn. Ôm, ngủ, nói chuyện và chơi cùng bé, để bé có cảm giác an toàn.

Vượt qua giai đoạn khủng hoảng Wonder Weeks
Vượt qua giai đoạn khủng hoảng Wonder Weeks

Đối với các kỹ năng và nhận thức mới: Tùy theo từng giai đoạn mẹ sẽ có các cách hỗ trợ riêng. Ví dụ như bé bắt đầu nhìn thấy mọi vật xung quanh, hãy cho bé nhìn các tranh ảnh có đường viền rõ ràng, nhiều màu sắc; Khi bé nhận thức âm thanh nên cho bé nghe nhạc và nói chuyện nhiều hơn; Khi bé bắt đầu nhận thức về nhân quả hãy dạy bé phân biệt đúng sai,…

Hãy tắm cho bé nếu bé thích, tắm có thể giúp thiết lập lại tâm trạng của bé.

Đưa bé đi dạo. Sự thay đổi của khung cảnh có thể làm nên điều kỳ diệu cho tâm trạng của em bé và bạn.
Thử nghiệm với các trò chơi, âm thanh mới hoặc thử lại các trò chơi nào đó trong quá khứ. Khi thế giới quan của bé thay đổi, phản ứng của bé với các sự vật cũng sẽ khác đi. Tiếng lạch cạch mà họ vừa chạm vào có thể đột nhiên cực kỳ thú vị, chẳng hạn như trò chơi ú òa.

Kết luận

Thế giới là một nơi mới mẻ, thú vị và đôi khi đáng sợ đối với bé. Đừng bắt bé phải làm theo những điều mình muốn, mẹ nên khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh và dạy cho con những điều đúng đắn.

Với bài viết về chủ đề: “Wonder weeks là gì? Tất cả những điều mẹ nên biết để cùng bé vượt qua này, chúng tôi hy vọng các mẹ hiểu và biết được nên làm gì để giúp bé tốt hơn trong những tuần khủng hoảng đó.